Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

Tình trạng sức khỏe răng miệng tuổi 17_ ĐT Bs Phùng


TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TUỔI 17
Ở NAM GIỚI THỊ XÃ SÔNG CẦU NĂM 2009
QUA KHÁM TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

                                                                                        BS CHÂU TRỌNG PHÙNG

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Theo báo cáo của Tổ chức sức khỏe thế giới năm 2003 , mặc dù có những thành tựu tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân trên toàn cầu , nhưng bệnh răng miệng vẫn đang còn là vấn đề của nhiều cộng đồng trên thế giới, đặc biệt ở một số nước đang phát triển .Trong đó bệnh nha chu và bệnh sâu răng vẫn được coi là  những gánh nặng cho sức khỏe răng miệng toàn cầu.
Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển , các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng  cho tuyến Huyện  tại Việt nam vẫn còn hạn chế , các vấn đề   răng miệng  của người dân ở tuyến này thường không được điều trị, và nếu có điều trị thì chủ yếu là nhổ răng do đau hay nhiễm trùng.
Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc tại việt nam vào năm 2001( John Spencer , Trần văn Trường và cộng sự 2001) cho thấy người dân vùng nông thôn có nhu cầu rất cao trong việc trám chữa răng sâu , điều trị nha chu và phục hồi lại các răng mất do hậu quả của bệnh sâu răng và nha chu .
Thị xã sông cầu nơi dân cư sống rãi rác ở 3 vùng của thị xã : Miền núi, Miền biểnvà Đồng bằng., gồm có 14 xã phường ,  mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu hầu như chưa có nhân sự Răng hàm mặt và các thông tin sức khỏe răng miệng của nhân dân gần như không có.Vì vậy , hàng năm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự không đủ sức khỏe để nhập ngũ hay thi vào các trường quân sự không đủ tiêu chuẩn , trong đó tỉ lệ bệnh về răng miệng rất cao.
Trong bối cảnh đó,chúng tôi tiến hành công trình này nhằm ghi nhận tình hình sức khỏe răng miệng , chủ yếu là bệnh sâu răng và bệnh nha chu , xác định nhu cầu điều trị của Nam thanh niên lứa tuổi 17 chuẩn bị cho khám tuyển nghĩa vụ quân sự đạt chất lượng cao.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tình trạng bệnh sâu răng , chỉ số sâu mất trám ,  tình trạng  bệnh nha chu. Từ đó xác định nhu cầu điều trị bệnh sâu răng và nha chu. Đề xuất hướng giải quyết vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng cho Nam thanh niên lứa tuổi 17 Thị xã Sông cầu.
II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ø  Đối tượng nghiên cứu: Nam thanh niên lứa tuổi 17 toàn Thị xã sông cầu
Ø  Phương pháp nghiên cứu : mô tả cắt ngang
Ø  Vật liệu và phương tiện : bộ đồ khám , phiếu điều tra , phương tiện kiểm soát lây nhiễm( gòn , cồn , găng tay…)
Ø  Phương pháp thu thập dữ kiện:
-Khám lâm sàng tình trạng bệnh răng miệng sẽ được thực hiện bởi 01 Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
-Các cá thể nghiên cứu khám tai địa phương hình thức tập trung dưới ánh sáng tự nhiên có hỗ trợ đèn pin cầm tay
-Các dũ kiện thu thập trong quá trình khám :
Tình trạng và nhu cầu điều trị bệnh sâu răng : tiêu chí của WHO 1997
Tình trạng và nhu cầu điều trị bệnh nha chu: CPI(Community periodontal Index)
Ø  Phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính cá nhân
III/ KẾT QUẢ:
1/Chỉ số SMT của đối tượng nghiên cứu:

Số người khám
Số người có sâu răng ≥1
Số người có
SMT≥1
SMT
Số lượng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ%
Số răng
Trung bình
1056
293
27,75
598
56,62
1348
1,28
Tỉ lệ người có ≥1 răng sâu 27,75%
Tỉ lệ người có ≥1SMT 56,62%
Trung bình SMT / người 1,28
2/Số trung bình SMT-R cho mỗi đối tượng

Số người khám
Răng sâu(S)
Răng mất (M)
Răng trám(T)
1056
0,3
0,8
0,1
Trung bình 1 người có 0,3 răng sâu
Trung bình I người có 0,8 răng mất
Trung bình I người có 0,1 răng trám
3/ Tỉ lệ % người lành mạnh và bệnh nha chu

Số người khám
Tình trạng nha chu
Lành mạnh
Tỉ lệ%
Chảy máu nướu
Tỉ lệ%
Vôi răng
Tỉ lệ%
Túi nông
Tỉ lệ%
Túi sâu
Tỉ lệ%
1056
100
9,45
358
33,91
598
56,63
0
0
0
0

Tỉ lệ người lành mạnh 9,45%
Tỉ lệ người viêm nướu 33,91%
Tỉ lệ người  vôi răng 56,63%
Không có cá thể nào bị túi nha chu nông và sâu
4/Nhu cầu điều trị sâu răng:

Số người khám
Nhu cầu điều trị
Số người cần nhổ
Tỉ lệ%
Số người cần trám
Tỉ lệ%
Số người cần phục hình
Tỉ lệ%
1056
843
79,83
358
33,90
901
85,32
  Tỉ lệ người cần nhổ răng  79,83%
Tỉ lệ người cần trám răng 33,90%
Tỉ lệ người cần phục hình 85,32%
 5/ Nhu cầu điều trị nha chu:

Số người khám
Nhu cầuđiều trị
Không cần điều trị
Tỉ lệ%
GDVSRM
Tỉ lệ%
Lấy vôi răng
Tỉ lệ%
1056
100
9,45
956
90,55
598
56,63

Tỉ lệ người cần GDVSRM 90,55%
Tỉ lệ người cần lấy vôi răng 56,63%

IV/BÀN LUẬN:

Đây là một đề tài tiến hành trên một đối tượng duy nhất và trên phạm vi hẹp nên số liệu chưa đủ lớn , đồng thời nghiên cứu chỉ phục vụ duy nhất cho đối tượng chuẩn bị cho sức khỏe răng miệng trước khi khám tuyển NVQS và thi vào các trường quân đội cho nên có phần hạn chế về số liệu so sánh với các tài liệu , các nghiên cứu trước đây.Qua kết quả điều tra tôi rút ra một số nhận xét sau:
Tỉ lệ người bị sâu răng chiếm tỉ lệ thấp 27,75% , so với số liệu mới nhất của viện răng hàm mặt quốc gia , tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn Việt nam khá cao tuổi 15-17 là 66,6% .Tỉ lệ sâu răng của chúng tôi thấp lý do đối tượng nghiên cứu diện hẹp và chỉ có 1 đối tượng duy nhất, nhưng tỉ lệ người có số SMT≥1 thì cao 56,62% tương đối phù hợp với điều tra “Sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ chí Minh là 68,6% ở nhóm tuổi 15-17, đồng thời phù hợp với Nghiên cứu điều tra súc khỏe răng miệng của John Spencer và Trần văn Trường (là vùng nông thôn Việt nam còn hạn chế hiểu biết chăm sóc răng miệng và chủ yếu nhổ răng khi bị đau hay nhiễm trùng do tuyến y tế cơ sở còn hạn chế hoặc không có về chăm sóc sức khỏe răng miệng.)
Về tình trạng bệnh sâu răng , biểu hiện qua chỉ số SMT . Trong nghiên cứu này cho ta thấy chỉ số SMT là 1,28 thì phù hợp với mục tiêu của FDI(liên đoàn nha khoa quốc tế ) và WHO là1,38 ở lứa tuổi 12. Nhưng trong 3 chỉ số thì chỉ số S và M cao còn T thì thấp điều đó nói lên việc chăm sóc răng miệng còn thấp  cần được sự quan tâm phát triển mạng lưới nha khoa cộng đồng.
Về tình trạng bệnh nha chu chiếm tỉ lệ 90,55% trong đó viêm nướu 33,91%, vôi răng 56,63%, chỉ số này phù hợp với điều tra của NGUYỄN CẨN và NGÔ ĐỒNG KHANH  ( Điều tra súc khỏe răng miệng Tp Hồ chí Minh , tỉ lệ bệnh nha chu lúa tuổi 17-25 là 96%). Lứa tuổi này chủ yếu là viêm lợi và vôi răng phù hợp với bệnh sự tăng dần  theo tuổi (theo điều tra của viện răng hàm mạt quốc gia và viện răng hàm mặt tp hô chí minh.).Qua nghiên cứu này cho ta thấy  chứng tỏ tình trạng VSRM kém .
Về nhu cầu điều trị sâu răng qua nghiên cứu ta thấy nhu cầu nhổ răng và làm phục hình răng chiếm tỉ lệ cao ,trám răng rất thấp, chứng tỏ hệ thống nha khoa cộng đồng và chăm sóc răng miệng ban đầu còn yếu kém . điều này phù hợp với điều tra của John Spencervà Trần văn Trường về hệ thống chăm sóc răng ban đầu ở nông thôn việt  nam.
Nhu cầu điều trị nha chu chủ yếu là GDVSRM và lấy vôi răng,  có trên 90% đối tượng nghiên cứu cần hướng dẫn VSRM , lấy vôi răng và làm nhẵn mặt chân răng , loại trừ mảng bám, với kết quả thu được phù hợp với tác giả Nguyễn Cẩn , Ngô đồng Khanh là 78-96% bị viêm lợi và vôi răng lứa tuổi 15-19(Phân tích dịch tễ và nha chu ở Việt nam 2007) 
V/ KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích trên tổng số 1056 đối tượng nghiên cứu ở tuổi 17 Nam thanh niên Thị xã Sông cầu qua khám tuyển nghĩa vụ quân sự, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng và mạng lưới nha khoa tuyến cơ sở chưa có.
Tỉ lệ người có ≥1SMT là 56,62%
Chỉ số SMT trung bình của 1 đối tượng là 1,28
Tỉ lệ người bị viêm nướu 33,91, vôi rẳng 56,63%
Nhu cầu  người cần nhổ răng 843 (79,83%)  , người cần trám răng 358 (33,90%)      ,cần làm phuc hình 901(85,32%)
Nhu cầu cần giáo dục vệ sinh răng miệng và lấy vôi răng 90,55%

VI/ KIẾN NGHỊ
Từ những kết luận và bàn luận trên tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
-Do nhu cầu nhổ răng, trám răng và làm phục hình với số lượng rất lớn nên:
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giáo dục nâng cao kiến thức về vệ sinh răng miệng cho cộng đồng nói chung và cho thanh niên nói riêng.
-Nghành y tế phối hợp với các nghành chức năng khac như chính quyền địa phương , quân đội , hội chữ thập đỏ ,các ban ngành….cùng với gia đình các đối tượng có bệnh lý răng miệng tiến hành điều trị nhằm nâng cao sức khỏe cho chính bản thân và cho cộng đồng
-Về lâu dài cần đẩy mạnh công tác nha học đường và tăng cường dịch vụ chăm sóc răng miệng tuyến cơ sở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Công trình hợp tác quốc tế Việt-Uc . Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc . Tạp chí y học việt nam 2000.
2/ Trần văn Trường, Lâm ngọc Ấn, Trịnh đình Hải . Điều tra súc khỏe răng miệng toàn quốc . Nhà xuất bản y học 2001.
3/ Nguyễn Cẩn , Ngô đồng Khanh . Tạp chí y học Tp Hồ chí Minh 2007-Tập 11-số3.
4/ Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt 2010 . Nhà xuất bản y học 2010.
5/ Tạp chí y học việt nam chuyên đề Răng Hàm Mặt số 10,11năm 1999
 
Ghi chú: từ viết tắt
SMT: sâu ,mất, trám
GDVSRM: giáo dục vệ sinh răng miệng
R:răng
VSRM:vệ sinh răng miệng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét