Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Đánh giá tình hình phẫu thuật - ĐT Bs Hùng

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHẨU THUẬT
TẠI BỆNH VIỆN THỊ XÃ SÔNG CẦU
TỪ NGÀY 01/10/2008 ĐẾN 30/09/2009

                                                 Tác Giả: BS TRẦN NGỌC HÙNG

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Bệnh viện sông cầu (BVSC) là trung tâm ngoại sản khoa tuyến cuối cùng
xa bệnh viện tỉnh, ngoài việc khám điều trị các trường hợp khó về bệnh ngoại sản khoa, đồng thời là cơ sở gốp phần đào tạo cán bộ y tế (nữ hộ sinh, y sĩ, điều dưỡng)
 Tuy nhiên BVSC hằng ngày cũng tiếp nhận xử trí một số lượng khá lớn những trường hợp cấp cứu ngoại sản khoa; với sự gia tăng dân số, các phương tiện giao thông, các hoạt động bạo lực, ý thức sinh đẻ an toàn của người dân …..số lượng bệnh nhân đến cấp cứu cũng tăng lên khá nhiều.
 Bản nghiên cứu này nhằm mục đích:
 -Đánh giá lại công tác phẩu thuật cấp cứu ngoại sản khoa tại bệnh viện sông cầu từ 1/10/2008 đến 30/9/2009, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng phẩu thuật và mở rộng thêm những mặt bệnh liên quan đến phẩu thuật ngoại sản khoa

II/ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1-    Đối tượng nghiên cứu:
a/ Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Chúng tôi chọn tất cả những bệnh nhân ngoại sản khoa có phẩu thuật từ loại trung phẩu, đại phẩu ; đã được nằm điều trị tại bệnh viện sông cầu trong năm 2009.
b/ Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu nghiêng cứu:
-          Những bệnh nhân ngoại sản thuộc nhóm tiểu phẩu
-          Những bệnh nhân phẩu thuật thuộc nhóm chuyên khoa lẻ (răng hàm mặt, mắt, tai mũi họng) .
2-    Phương pháp nghiên cứu:
a/ Hồi cứu
b/ Chúng tôi thu thập số liệu và xử lý theo phương pháp thống kê thường qui dựa vào:
 :
-          Số báo trực hằng ngày của khoa
-          Số bệnh án lưu trữ ở phòng kế hoạch tổng hợp
-          Số bệnh tử vong liên quan đến phẩu thuật sản ngoại khoa
-          Phân tích các dữ kiện thu lượm được có so sánh với số bệnh nhân phẫu thuật ngoại sản khoa tại bệnh viên sông cầu năm 2008

III/ KẾT QUẢ:            
 Trong năm 2009 Bệnh viện thị xã sông cầu chúng tôi đã thu nhận điều trị phẫu thuật được 234 bệnh nhân ngoại – sản thuộc nhóm trung phẩu và đại phẩu, được cụ thể hóa qua các bảng sau:

Bảng 1: Tổng số bệnh nhân mổ:

SốTT
Tên nhóm bệnh
Mổ
Cấp cứu
Tỷ lệ
(%)
Mổ chương trình
Tỷ lệ
(%)
1
Mổ tiêu hóa
91
38,89
06
2,56
2
Chấn thương chỉnh hình
04
1,72
02
0,86
3
Mổ sản phụ khoa
123
52,56
03
1,28
4
Mổ vết thương mạch máu
03
1,28


5
Mổ vết thương ngực phổi
01
0,42


6
Mổ tuyến giáp


01
0,42

TỔNG CỘNG
222ca
94,87%
12ca
5,13%

 Nhận xét: Qua bảng 1 trên chúng ta thấy tỷ lệ mổ cấp cứu rất cao 94,87% gấp 18,5 lần mổ chương trình (222ca/12ca = 18,5 lần)

Bảng 2: Phân loại theo nguyên nhân tai nạn:

Nguyên nhân
số lượng (ca bệnh)
Tỷ lệ %
Tai nạn giao thông
02
0,85
Tai nạn sinh hoạt
06
2,56
Tai nạn lao động
01
0,44
TỔNG SỐ
09 ca/ 234 ca
3.85%

 Nhận xét: qua bảng 2 chúng ta nhận thấy tỷ lệ mổ do các tai nạn là rất thấp 09ca/234ca=3,85%.



 Bảng 3: Bảng phân loại theo giới, tuổi:
                                                                                                                   
TT
Tên bệnh
Số ca mổ
Tỷ lệ %
N lớn nam
Tỷ lệ %
N lớn Nữ
Tỷ lệ %
Trẻ Em
Tỷ lệ %
1
Viêm RT
82
35,04
43
18,37
34
14,52
05
2,14
2
Thủng DDTT
02
0,85
02
0,85




3
TV bẹn
06
2,56
05
2,14
01
0,42


4
thủng ruột
02
0,85
02
0,85




5
tắt ruột
01
0,42


01
0,42


6
tuyến giáp
01
0,42


01
0,42


7
Trỉ
02
0,85
02
0,85




8
VT ngực phổi
01
0,42
01
0,42




9
Vỡ gan
02
0,85
02
0,85




10
Mổ sản
109
46,58


109
46,58


11
Mổ GEU
11
4,70


11
4,70


12
Mổ u nang
06
2,56


06
2,56


13
Vết thương
Mạch máu
03
1,28
03
1,28




14
Mổ đứt gân
02
0,85
02
0,85




15
Mổ gãy xương
04
1,70
03
1,28
01
0,42



TỔNG CỘNG
234ca
100%
65ca
27,77%
164ca
70,09%
05ca
2,14%

 Nhận xét: Qua bảng 3 chúng ta nhận thấy tỷ lệ mổ người lớn chiếm ưu thế 97,86%, gấp 46lần mổ trẻ em (97,86% / 2,14%)

Bảng 4: phân loại biến chứng trong và sau mổ có so sánh với năm 2008:

Số TT
 Loại biến chứng
Số ca
Năm 2009
Tỷ lệ
(%)
2009
Số ca
Năm 2008
Tỷ lệ
(%)
2008
1
Nhiễm trùng vết mổ
03
1,28
06
2,32
2
Mổ lại




3
Chảy máu sau mổ


01
0,38
4
Dính ruột sớm sau mổ
01
0,42
02
0,76

TỔNG CỘNG
04ca/234
1,72%
09ca/258
3,46%

 Nhận xét: Bảng 4 cho thấy tỷ lệ biến chứng sau mổ năm 2009 thấp, chỉ bằng ½ của năm 2008 (1,72%: 3,46%)


Bảng 5: phân loại theo bệnh và so sánh với năm 2008

Số
TT
Tên bệnh
Số ca bệnh
Năm 2009
Tỷ lệ
(%) 2009
Số ca bệnh
Năm 2008
Tỷ lệ
(%)
2008
1
Viêm ruột thừa
82
35,04
91
35,28
2
Thủng dạ dày tá tràng
02
0,85
03
1,17
3
Thoát vị bẹn
06
2,56
07
2,73
4
Thủng ruột
02
0,85
03
1,17
5
Mổ tắc ruột
01
0,42
01
0,38
6
Mổ trỉ
02
0,85
04
1,56
7
Mổ vỡ gan
02
0,85
01
0,38
8
Mổ tuyến giáp
01
0,42
01
0,38
9
Mổ vết thương ngực phổi
01
0,42
03
1,17
10
Mổ lấy thai
109
46,58
114
44,18
11
Mổ GEU
11
4,70
09
3,48
12
Mổ u nang buồng trứng
06
2,56
12
4,66
13
Vết thương mạch máu
03
1,28
02
0,77
14
Mổ nối gân gấp
02
0,85
02
0,77
15
Mổ gãy xương
04
1,70
02
0,77
16
Vỡ lách
00
00
02
0,77
17
Cắt tử cung
00
00
01
0,38

TỔNG CỘNG
234ca
100%
258ca
100%

Nhận xét: Qua bảng 5 số mặt bệnh năm 2009 mổ tại bệnh viện sông cầu là chỉ có 15 loại bệnh, ít hơn so với năm 2008 (17 loại bệnh.)
 Bảng 6: Phân loại tử vong theo nhóm bệnh có so sánh với năm 2008

Số TT
 Tên nhóm bệnh
Số ca
Tử vong
Năm 2009
Tỷ lệ (%)
Năm 2009
Số ca
Tử vong
Năm 2008
Tỷ lệ (%)
Năm 2008
1
Mổ tiêu hóa
00
00
00
00
2
Chấn thương chỉnh hình
00
00
00
00
3
Mổ sản phụ khoa
00
00
00
00
4
Mổ vết thương mạch máu
00
00
00
00
5
Mổ vết thương ngực phổi
01
0,42
00
00
6
Mổ tuyến giáp
00
00
00
00

TỔNG CỘNG
01ca/234ca
0,42%
00ca/258ca
00%
 Nhận xét: Bảng 6 cho thấy năm 2009 có 1ca/234ca tử vong = 0,42%,
Trong khi năm 2008 thì không có ca tử vong nào.

Bảng 7: Bảng so sánh mổ theo nhóm bệnh với năm 2008:


Số TT
 Tên nhóm bệnh
Số ca mổ
2009
Tỷ lệ
(%)
Số ca mổ
2008
Tỷ lệ
(%)
1
Mổ tiêu hóa
97
41,46
112
43,42
2
Chấn thương chỉnh hình
06
2,57
04
1,55
3
Mổ sản phụ khoa
126
53,85
136
52,72
4
Mổ vết thương mạch máu
03
1,28
02
0,77
5
Mổ vết thương ngực phổi
01
0,42
03
1,16
6
Mổ tuyến giáp
01
0,42
01
0,38

TỔNG CỘNG
234ca
100%
258ca
100%

 Nhận xét: Qua bảng 7 chúng ta thấy tổng số ca mổ năm 2009 ít hơn so với năm 2008 (đạt 90,69%)

 IV/ BÀN LUẬN:
            Trong năm 2009 chúng tôi tập hợp được 234 bệnh nhân mổ ngoại sản khoa. Qua phân tích kết quả đã thu thập được cho thấy:
            1/ Bảng 1: số bệnh nhân mổ trong năm 2009 là còn thấp, trung bình chỉ mổ 19,5 bệnh nhân /1 tháng, đa phần là mổ cấp cứu 222ca/234ca = 94,87% ; trong đó mổ sản phụ khoa chiếm ưu thế 126ca/234ca= 53,84%, kế đến là mổ tiêu hóa 97ca/234ca= 41,45% ; Mổ chương trình rất thấp 12ca/ 234ca = 5,13% ; Điều này cho chúng ta suy ngẫm là phải làm gì ? làm như thế nào ? để tăng bệnh nhân mổ chương trình vào những năm tới.
            2/ Bảng 2: Cho chúng ta thấy tỷ lệ mổ do các tai nạn là rất thấp, chỉ có 09ca/234ca =3,85% ; đây cũng là điều dễ hiểu, vì các nguyên nhân do tai nạn thường gây đa chấn thương, bệnh phối hợp nặng ; Trong khi bệnh viện sông cầu chưa đầy đủ phương tiện trang thiết bị để đảm bảo phẩu thuật và hồi sức an toàn cho người bệnh, hơn nữa đây là những ca bệnh vượt tuyến dựa trên bảng phân tuyến kỹ thuật chưa cho phép bệnh viện tuyến III chúng tôi can thiệp phẩu thuật, mặc dù chúng tôi cũng có khả năng mổ được.
 Trong 09 ca tai nạn có 2 ca vỡ gan, 1ca do bị đâm, 1 ca do tai nạn giao thông ; vào viện trong tình trạng sốc mất máu, tại đây buộc chúng tôi phải vừa hồi sức tích cực vừa phải mổ khâu gan cầm máu, kết quả sau 10 ngày điều trị bệnh khỏe cho ra viện ; điều này cho thấy được mặt mạnh của đội ngủ khoa ngoại sản bệnh viện sông cầu
 Điều đáng lưu ý là trong bảng 2 này thể hiện tỷ lệ do tai nạn sinh hoạt (TNSH) và tai nạn giao thông (TNGT) có chiều hướng ngày càng tăng gây ra những ca bệnh phức tap ; Vì vậy bệnh viện sông cầu chúng tôi luôn có kế hoạch đổi mới về con người và trang thiết bị để đáp ứng được nhu cầu bệnh tật luôn diễn ra hằng ngày.
            3/ Bảng 3: Phân tích theo phân loại giới, tuổi cho chúng ta thấy tỷ lệ mổ người lớn chiếm ưu thế 229ca/ 234ca = 97,86%, gấp 46 lần mổ cho trẻ em (97,86%: 2,14%) ; Điều này cũng phù hợp với quy trình diễn tiến về bệnh tật, và ở trẻ em ít gặp bệnh có liên quan đến phẩu thuật do TNGT, TNSH gây ra, tuy mổ cho trẻ em < 5 tuổi là thấp = 2,14%, nhưng cũng cho chúng ta thấy được mặt mạnh của bộ phận gây mê hồi sức ở BVSC. Bảng này cũng thể hiện tỷ lệ mổ cho nữ gấp 2,5 lần so với nam (vì đa phần là mổ sản phụ khoa 126ca/234ca = 53,84%) ; vì vậy chúng ta cũng nên có kế hoạch thu hút nhiều hơn nữa bệnh ngoại liên quan đến phẩu thuật.
            4/ Bảng 4: Cho thấy tỷ lệ biến chứng trong và sau mổ thấp, chỉ bằng ½ so với năm 2008 (1,72%: 3,46%) . Trong đó nhiễm trùng vết mổ chiếm đa số 1,28%, biến chứng này là phù hợp không có gì phải bàn luận thêm, vì tất cả 03 ca này rơi vào cả những trường hợp vào viện bị viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ mủ. 1 ca dính ruột sớm sau mổ cũng gặp ở trường hợp như trên ; không có ca nào mổ lại hoặc chảy máu sau mổ. Điều này chưng tỏ công tác phẩu thuật tại bệnh viện sông cầu là rất tốt.
            5/ Bảng 5: Về mặt phân loại bệnh mổ, trong năm 2009 BVSC chỉ mổ được 15 loại bệnh ; Trong đó mổ lấy thai chiếm ưu thế = 46,58%, tiếp theo là mổ viêm ruột thừa = 35,04%, còn 13 loại bệnh khác mổ rất ít = 18,38% ; so với năm 2008 thì mặt bệnh ít hơn, không có mổ vỡ lách và mổ cắt tử cung ; bảng này cũng cho chúng ta nhận thấy tỷ lệ mổ chấn thương chỉnh hình (CTCH) còn rất thấp so với 2 mặt bệnh kể trên, tuy vậy 9 ca mổ CTCH (2ca mổ nối gân gấp, 3ca mổ vết thương mạch máu, 4ca mổ kết hợp xương) đều thành công tốt, không có trường hợp nào để lại di chứng hoặc thiếu dưỡng ; về mổ hệ tiết niệu hầu như không có trường hợp nào, đây còn là mặt hạn chế về con người và trang thiết bị ; vì vậy chúng ta cũng nên mạnh dạng có kế hoạch đầu tư về sức người, sức của để nâng cao chuyên môn về phẩu thuật ngoại – sản khoa nhằm mục đích đưa bệnh viện sông cầu lên bệnh viện thị xã đúng với ý nghĩa thực sự của nó
 Tóm lại: chỉ có 2 mặt bệnh mổ nhiều nhất là mổ lấy thai và mổ viêm ruột thừa, còn các loại mặt bệnh khác mổ rất ít, nhưng hki mổ tất cả đều thành công tốt.
            6/ Bảng 6: cho thấy tỷ lệ tử vong là 0,42% (1ca/234ca), trường hợp này là vết thương thấu ngực do bị đâm vào viện trong tình trạng rất nặng, có tràn máu tràn khí khoang màng phổi nhiều, làm bệnh nhân khó thở nặng, buộc chúng tôi vừa hồi sức vừa mổ dẫn lưu khoang màng phổi cấp cứu ban đầu trước mắt để cứu sống người bệnh qua cơn nguy kịch, khi bệnh nhân tạm ổn định chúng tôi chuyển ngay lên bệnh viện tỉnh Bình Định, tại đây được mổ xử lý tổn thương nhu mô phổi và sau 24 giờ bệnh nặng tử vong tại bệnh viện Bình Định ; Như vậy thực chất trong năm 2009 tỷ lệ tử vong do phẩu thuật tại BVSC hầu như không có ; tính cả năm 2008 thì tỷ lệ tử vong là 0%. điều này một lần nữa chứng minh được công tác phẩu thuật ở BVSC (từ khâu chuẩn bị bệnh nhân trước mổ, gây mê và phẩu thuật trong mổ, chăm sóc bệnh nhân sau mổ) là rất tốt.
            7/ Bảng 7: cho thấy tỷ lệ mổ năm 2009 ít hơn so với năm 2008 (đạt 90,69%) , chỉ có mổ chấn thương chỉnh hình và mổ nối vết thương mạch máu là có tăng chút ít so với năm 2008 ; còn lại các mặt bệnh khác đều thấp so với năm 2008. Điều này cũng phù hợp theo tiến trình phát triển đi lên của xã hội nói chung và của ngành y tế nói riêng ; và cũng có lẻ là do sự phát triển quá nhanh của bệnh viện Bình Định quá gần với BVSC, nhu cầu khám điều trị bệnh của người dân tăng cao, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của chúng ta chưa đủ đáp ứng cho người dân khi cần chăm sóc sức khỏe, đội ngủ Y, Bác Sỹ còn quá mỏng.
 V/ KẾT LUẬN:
-          Qua phân tích các trường hợp phẩu thuật ngoại sản phụ khoa tại BVSC năm 2009, có sự so sánh với cùng kỳ năm 2008 chúng tôi thấy:
1.    Số lượng bệnh nhân mổ ít hơn năm 2008
2.    Mổ cấp cứu là chủ yếu, mổ chương trình rất thấp
3.    Loại bệnh mổ còn quá ít (chủ yếu là mổ lấy thai và mổ viêm ruột thừa)
4.    Biến chứng sau mổ thấp 1,72% (năm 2008 là 3,46%) và tỷ lệ tử vong hầu như không có (như đã phân tích ở trên) . Điều này chứng tỏ công tác phẩu thuật ngoại sản phụ khoa tại BVSC là rất tốt
5.    Đội ngũ Bác Sỹ ngoại sản còn quá thiếu
6.    Cơ sở hạ tầng xuống cấp và trang thiết bị chưa được bổ sung thêm cho đầy đủ
VI/ ĐỀ NGHỊ:
-          Biên chế thêm Bác Sỹ ngoại sản và đào tạo thêm BS chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và BS chuyên khoa tiết niệu
-          Nâng cấp phòng mổ và dụng cụ phẩu thuật
-          Cấp trên xét duyệt mở rộng thêm các mặt bệnh có liên quan đến phẩu thuật vượt tuyến theo trình độ chuyên môn sẵn có
-          Tăng cường khám ngoại viện để phát hiện bệnh ngoại sản có liên quan đến phẩu thuật hướng người bệnh đến điều trị ngày càng tăng cao hơn nữa
 VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.    Nguyễn Mạnh Nhâm
Tình hình mổ cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức năm 2007
2.Trần Thu Hà
            Tình trạng và nguyên nhân Viêm ruột thừa muộn tại bệnh viện Việt Đức gần đây
            3.Nguyễn Mạnh Nhâm
Một số nhận xét rút ra qua 81951 trường hợp mổ cấp cứu  tại bệnh viện Việt Đức trong 15 năm
            4. Tập san 2 của hội ngoại khoa Việt Nam . /.
            ______________________________________________________


                       

0 nhận xét:

Đăng nhận xét