Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Tình hình sức khỏe và bệnh tật cán bộ trung cao_ĐT Bs Lương


TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT CÁN BỘ TRUNG CAO
THỊ XÃ SÔNG CẦU TRONG 3 NĂM (2007 – 2010)

Chủ nhiệm đề tài: BS Nguyễn Văn Lương
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
            Khám sức khỏe định kỳ hằng năm đối với cán bộ trung cao cấp là một việc làm có tính thường xuyên và liên tục, nói lên sự quan tâm của Đảng và nhà nước nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho các đối tượng: cán bộ hưu trí, cán bộ hai thời kỳ kháng chiến, cán bộ đương chức (thuộc Tỉnh và Huyện, Thị quản lý).
            Để theo dõi tình hình phát triển mô hình bệnh tật, cũng như phát hiện sớm bệnh tình của các đối tượng trên để có biện pháp và đề xuất hợp lý đối với các cấp có hướng xử lý tích cực trong việc chăm sóc và bảo vệ cán bộ trung cao cấp tại địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
            1. Đối tượng nghiên cứu:
            Tất cả cán bộ trung cao cấp đang quản lý hồ sơ tại Ban bảo vệ sức khỏe Thị xã Sông Cầu được khám sức khỏe định kỳ hằng năm, từ năm 2008 đến 2010, bao gồm các đối tượng sau:
- Cán bộ hưu trí.
- Cán bộ hai thời kỳ kháng chiến.
- Cán bộ đương chức thuộc Tỉnh và Huyên, Thị xã quản lý (gọi chung là cán bộ đương chức).
            2. Phương pháp nghiên cứu:
            - Dựa vào phương pháp thu thập số liệu, thống kê theo mẩu.
            - Các đối tượng được khám toàn diện các chuyên khoa và làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, nước tiểu toàn phần, XQuang phổi, ECG, đường máu, Acid uric, Cholesterol, Echo tổng quát, HBsAg, SGOT, SGPT.
            - Phân loại sức khỏe và bệnh tật dựa vào phân loại của Bộ Y Tế (năm 2008).
III. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT:
1.    Tổng số cán bộ:
Năm/giới


Đối tượng
2008
2009
2010
Tổng số
Nam
Nữ
Tổng số
Nam
Nữ
Tổng số
Nam
Nữ
Cán bộ hưu trí
106
69
37
102
64
38
100
62
38
Cán bộ hai thời kỳ kháng chiến
52
49
02
46
45
01
43
42
01
Cán bộ đương chức
148
130
18
152
131
21
164
143
21
Tổng cộng:
305
256
49
300
240
60
307
247
60
Nhận xét:
-          Cán bộ hưu trí: 33.7%
-          Cán bộ hai thời kỳ kháng chiến : 15.4%
-          Cán bộ đương chức: 50.8%
-          Tỉ lệ nữ/nam cán bộ hưu trí: 37/63
-          Tỉ lệ nữ/nam hai thời kỳ: 3/97
-          Tỉ lệ nữ/nam cán bộ đương chức: 13/87
2.    Phân loại loại sức khỏe:
Dựa vào bảng phân loại của Bộ Y Tế năm 2008 gồm:
-          Thể lực
-          Mắc các bệnh mãn tính
-          Tuổi đời
2.1.        Đối với cán bộ hưu trí:
           Năm

Loại
2008
2009
2010
TS
%
TS
%
TS
%
A
1
0.94
0
0
0
0
B1
26
24.52
19
18.62
9
9
B2
56
52.83
57
55.88
55
55
C
17
16.03
23
22.54
35
35
D
06
5.66
3
2.94
01
01
Tổng công:
106

102

100

Nhận xét:
-          80% thuộc  nhóm B2 và C: phù hợp với quá trình lão hóa của các nhóm đối tượng.
-          Tỉ lệ loại C càng lúc càng tăng qua từng năm: cũng phù hợp với quá trình lão hóa của các nhóm đối tượng.
-          Trong năm 2008 có 6 cán bộ hưu trí chuyển tuyến để điều trị.


2.2 Đối với cán bộ hai thời kỳ kháng chiến:
           Năm

Loại
2008
2009
2010
TS
%
TS
%
TS
%
A
0
0
0
0
0
0
B1
1
1.96
1
2.17
1
2.38
B2
22
43.13
11
23.9
8
19.04
C
19
37.25
26
56.5
25
59.52
D
9
17.64
8
17.39
8
19.04
Tổng công:
51

46

42

Nhận xét:
-          Trên 80% thuộc nhóm B2 và C.
-          Tỉ lệ loại C tăng cao.
Cả hai nhóm đều phù hợp với quá trình lão hóa của các nhóm đối tượng.
-          Trong năm 2008 có 8 cán bộ chuyển tuyến trên và bệnh nặng điều trị tại nhà.
2.2.        Đối với cán bộ đương chức:
           Năm
Loại
2008
2009
2010
TS
%
TS
%
TS
%
A
41
27.7
24
15.78
30
18.29
B1
71
47.9
86
56.57
92
56.09
B2
32
21.6
38
25
38
23.1
C
4
2.7
4
2.63
4
2.43
D
0
0
0
0
0
0
Tổng công:
148

152

164

Nhận xét:
-          Không có sự thay đổi đáng kể qua từng năm về xếp loại sức khỏe.
-          70% xếp loại A và B1
-          Tỉ lệ loại C chiếm 2% không đáng kể
3.      Phân loại bệnh tật:
3.1.        Đối với cán bộ hưu trí:
                                 Năm
Phân loại
bệnh tật
2008
2009
2010
TS
%
TS
%
TS
%
Bệnh tiêu hóa
24
22.8
12
11.76
20
20
Bệnh tuần hoàn
39
36.79
40
39.21
65
65
Bệnh hô hấp
3
2.83
5
4.9
5
5
Bệnh tiết niệu
18
16.98
25
24.5
28
28
Bệnh nội tiết
2
1.88
3
2.94
6
6
Bệnh TK – Cơ xương khớp
82
77.35
64
62.74
69
69
Di chứng ngoại khoa
5
4.71
23
22.54
5
5
Da liễu
1
0.94
3
2.94
2
2
Răng hàm mặt
59
55.56
17
16.66
69
69
Tai mũi họng
61
57.54
62
60.78
61
61
Mắt
19
17.12
56
54.9
23
23
Nhận xét: chủ yếu các bệnh lý sau:
-          Thần kinh, cơ, xương khớp: 69%
-          Thoái hóa: 65%
-          Răng hàm mặt và tai mũi họng: 69%
-          Mắt: 23%
Điều này phù hợp với bệnh lý tuổi già.
3.2.        Đối với cán bộ 2 thời kỳ kháng chiến
                            Năm
Phân loại
bệnh tật
2008
2009
2010
TS
%
TS
%
TS
%
Bệnh tiêu hóa
4
7.84
0
0
1
2.27
Bệnh tuần hoàn
25
49.01
22
47.82
18
40.9
Bệnh hô hấp
4
7.84
2
4.34
6
13.63
Bệnh tiết niệu
4
7.84
14
30.42
6
13.63
Bệnh nội tiết
37
72.54
34
73.9
32
72.70
Bệnh TK – Cơ xương khớp
1
1.96
1
2.17
2
4.54
Di chứng ngoại khoa
7
13.72
7
15.21
5
11.36
Da liễu
3
5.88
4
8.68
5
61.36
Răng hàm mặt
37
72.54
38
82.6
27
88.63
Tai mũi họng
32
62.74
37
80.43
39
52.27
Mắt
13
25.49
26
56.52
23
11.36
Nhận xét: chủ yếu thuộc các nhóm bệnh lý sau:
-          Thần kinh cơ xương khớp: 69%
-          Tuần hoàn: 23%
-          Tai mũi họng: 39%
-          Răng hàm mặt: 27%
-          Mắt: 23%
Phù hợp bệnh lý tuổi già và tỉ lệ xấp xỉ 2007
3.3.         Đối với cán bộ đương chức: (xem chi tiết ở phụ lục 3)
                              Năm
Phân loại
bệnh tật
2008
2009
2010
TS
%
TS
%
TS
%
Bệnh tiêu hóa
22
14.86
21
13.81
32
19.5
Bệnh tuần hoàn
35
23.64
42
27.63
58
35.36
Bệnh hô hấp
2
1.35
0
0
05
3.04
Bệnh tiết niệu
26
17.56
17
11.18
22
13.41
Bệnh nội tiết
3
2.02
3
1.07
14
8.53
Bệnh TK – Cơ xương khớp
30
20.27
47
30.92
46
28.04
Di chứng ngoại khoa
10
0.67
4
2.63
7
4.26
Da liễu
0
0
4
2.63
5
3.04
Răng hàm mặt
22
14.86
23
15.13
34
20.73
Tai mũi họng
42
28.37
53
34.86
89
54.26
Mắt
8
5.40
14
9.21
39
23.78
Sản (nhân xơ tử cung)
0
0
0
0
1
0.60
Nhận xét: chủ yếu thuộc các nhóm  bệnh lý sau:
-          Tai mũi họng: tăng dần qua 3 năm (28.37% – 34.86% – 54.26%)
-          Tuần hoàn: 35.35%, chủ yếu là tăng huyết áp
Hai nhóm bệnh này có tỉ lệ xấp xỉ năm 2007
-          Lưu ý tỉ lệ năm 2010 tình hình bệnh cơ xương khớp tăng đến 28.04% (năm 2007 - 15.17%)
-          Mắt: chiếm tỉ lệ 23.18%
-          Các nhóm khác tỉ lệ xấp xỉ năm 2007, ghi nhận có 1 cas nhân xơ tử cung.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
            Kết luận:
            Qua theo dõi tình hình sức khỏe và bệnh tật cán bộ trung cao cấp tại TX Sông Cầu trong 3 năm từ 2008 – 2010 chúng tôi nhận xét như sau:
1.    Về tình hình sức khỏe:
1.1.        Đối với cán bộ hưu trí: 80% nằm trong loại B2 và C, tỉ lệ loại C tăng dần qua từng năm (xấp xỉ 2007)
1.2.        Đối với cán bộ 2 thời kỳ kháng chiến: trên 80% nằm trong loại B2 và C, loại C tăng dần qua từng năm (xấp xỉ 2007)
1.3.        Đối với cán bộ đương chức: 70% nằm trong loại A và B1(năm 2007 – 60%), có lẽ những năm gần đây do trẻ hóa cán  bộ lãnh đạo nên tỉ lệ này có cải thiện hơn.
2.    Về tình hình bệnh tật:
2.1Đối với cán bộ hưu trí và cán bộ 2 thời kỳ kháng chiến: bao gồm các nhóm bệnh lý sau:
- Thần kinh cơ xương khớp: # 70% so với năm 2007 tỉ lệ này có tăng (67%)
- Tim mạch: chủ yếu là bệnh tăng huyết áp, cán  bộ hưu trí chiếm tỉ lệ cao hơn (65%), trong khi đó cán bộ hai thời kỳ kháng chiến chỉ chiếm 33%. Sở dỉ có sự khác biệt này do trong năm 2008 có một số đối tượng do bệnh nặng qua đời, 8 đối tượng chuyển tuyến trên điều trị, và một số nằm ở nhà không theo dõi được nên có lẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sai số này.
- Tai mũi họng, răng hàm mặt: chiếm tỉ lệ # 40 và 30%, mắt chiếm tỉ lệ: 23%. Năm 2007 tỉ lệ mắt cao hơn 2 nhóm bệnh lí răng hàm mặt và tai mũi hong, có lẽ trong 3 năm gần đây đã giải quyết một số bệnh lý mổ đục thủy tinh thể nên tỉ lệ này có giảm một phần.
- Các nhóm bệnh lý khác chiếm tỉ lệ 21%, nằm trong giới hạn cho phép.
2.2 Đối với cán bộ đương chức: chủ yếu thuộc cac nhóm bệnh lý sau:
- Tai mũi họng: chiếm 54.26%, một khác  biệt so với năm 2007 tỉ lệ tăng huyết áp là chủ yếu.
-          Tim mạch: chiếm 35.36%, chủ yếu là tăng huyết áp
-          Đặt biệt trong năm 2010 tỉ lệ bệnh cơ xương khớp tăng cao, chiếm tỉ lệ 28.04 (năm 2007 #16%)
-          Mắt chiếm 23.78.
-          Ghi nhận trong nhóm này 1 trường hợp nhân xơ tử cung.
-          Các bệnh lý khác trong giới hạn cho phép và xấp xỉ năm 2007.
Đề xuất:
Qua thực tế theo giỏi quá trình sức khỏe  và bệnh tật của cán bộ trung cao cấp TX Sông Cầu chúng tôi xin đề xuất một vài ý kiến như sau:
a.    Đối với cán bộ hưu trí và hai thời kỳ kháng chiến:
-          Hai nhóm bệnh lý ở 2 nhóm đối tượng này chủ yếu là bệnh lý cơ xương khớp  và tim mạch nên chăng Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh có kế hoạch in ấn tài liệu mời giảng viên tập các  bài dưỡng sinh, tập thể dục buổi sáng, thư giản để nâng cao sức khỏe kéo dài tuổi thọ, phổ biến đến tất cả các địa phương trong tỉnh.
-          Đề nghị cấp máy trợ thính và có chế độ BHYT về làm răng và hàm giả để ưu tiên phục vụ 2 nhóm đối tượng này.
-          Riêng đối với cán bộ 2 thời kỳ, BHYT nên có chế độ ưu tiên và tạo mọi điều kiện trong khám chữa bệnh cũng như cấp phát thuốc.
b, Đối với cán bộ đương chức:
-          Do tỉ lệ cơ xương khớp tăng cao nên các đối tượng này thường xuyên tập thể dục buổi sáng, tập các bài võ dưỡng sinh, tài liệu hướng dẫn do Ban BVSK phổ biến.
-          Tăng huyết áp cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể nên nhóm đối tượng này phải thường xuyên khám bệnh định kỳ để kiểm tra nước tiểu, ECG, Đường máu, cũng như tuân thủ việc điều trị do BS hướng dẫn.
-          Nên có kế hoạch an dưỡng trong và ngoài tỉnh cho số cán bộ lãnh đạo để đảm bảo sức khỏe tái sản xuất trong công tác.
Mục đích cuối cùng của đề tài là theo dõi quá trình mô hình bệnh tật, phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có hướng điều trị sớm và đúng đắn, kịp thời chuyễn lên tuyến trên khi bệnh nặng để điều trị tích cực nhằm đem lại niềm tin yêu và hạnh phúc cho cá nhân và xã hội chúng ta.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tình hình sức khỏe và bệnh tật cán bộ trung cao cấp Tỉnh Thừa Thiên – Huế (BS Lê Nhân – 2001)
- Bệnh học tuổi già tập I và II 2003 (GS Phạm Khuê)
- Tài liệu Phân loại sức khỏe và bệnh tật Bộ Y Tế 2005.
- Tình hình sức khỏe và bệnh tật cán bộ trung cao cấp Huyện Sông Cầu trong 5 năm từ 2003 – 2007 (BS Nguyễn Văn Lương)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét