Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Nhận xét tình hình lao phổi _ ĐT Bs Binh


NHẬN XÉT TÌNH HÌNH LAO PHỔI TẠI THỊ XÃ SÔNG CẦU
Từ năm (2006-2010 )
        BÁC SỸ: NGUYỄN ĐĂNG BINH
 I/ NHẬN XÉT:
 -Lao phổi là một bịnh truyền nhiễm qua đường hô hấp rất nguy hiểm gây tác hại cho tính mạng của cộng đồng, làm tổn hại sưc khỏe, kinh tế cho nhân dân. Hằng năm lao phổi gây tử vong rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, ở nước ta cũng không ít người chết vì bệnh nầy, vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài nầy nhằm theo dõi mức độ lây nhiễm bệnh lao tại Thi xã Sông Cầu để có hướng phòng và điều trị tích cực hạn chế tử vong đem lại sức khỏe cho nhân dân tạo điều kiện phát triển kinh tế cho gia đình và xã hội.
II/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1/Tất cả bệnh nhân chẩn đoán và điều trị lao được quản lý và theo dõi trong quá trình điều trị ở các xã phường tên địa bàn Thị xã Sông Cầu từ năm 2006 -2010
2/Tiêu chuẩn chọn lựa:
-          Về lâm sàng: Sốt, gây sút, Ho hoặc khạc ra máu.
-          Khám phổi nghe được một số ran nổ, âm thổi, hoặc có hội chứng tràn dịch màng phổi.
-          Vể cận lâm sàng: X Quang có hình ảnh tổn thương dạng lao.
-          Xét nghiệm đờm tìm thấy vi khẩn BK.
3/Tiêu chuẩn loại trừ: -Các trường hợp ho kéo dài, sụt cân nhưng xét nghiệm(-) tính, chụp X-Quang không thấy tổn thương phổi.
 - Các trường hợp lao ngoài phổi như: lao màng não, lao màng bụng, lao xương, lao hạch …
- Các trường hợp sống chung với người mắc bệnh lao trong gia đình, trong môi trường có nhiều ngừời bị lao nhưng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng cận lâm sàng.
III/TIẾN HÀNH:
 -Các trường hợp hội đủ các tiêu chuẩn:        
  - Lâm sàng: Sốt.
                                    Ho kéo dài, ho có máu hoặc khái huyết.
                                    Ăn uống kém, gầy sụt cân.
             -Cận lâm sàng:
                                    Xét nghiệm: BK đờm dương tính
                                    X Quang có hình ảnh tổn thương.
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
               Xử lí số liệu trên cơ sở quản lý và điều trị bệnh nhân tại phòng khám lao Trung tâm y tế dự phòng Thị xã Sông Cầu.
V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
               - Qua 5 năm từ 2006 – 2010 tổng số bệnh nhân khám và điều trị tại phòng khám lao là:439 bệnh nhân.
 Bảng 1: Số bệnh nhân khám và điều trị qua các năm.

Năm

2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số
Bệnh nhân
90
99
85
90
75
439
Tỉ lệ %

20, 50
22, 59
19, 36
20, 50
18, 08
100%
Nhận xét:
 Tình hình bệnh lao qua các năm không có mức độ chênh lệch
 Chỉ có năm 2007 số bệnh nhân có tăng hơn so với các năm một   Ít 22, 59. Với tỉ lệ này cho thấy sự nhiễm lao ở các năm không có biến đổi gì.




 Bảng 2: Số bệnh nhân mắc lao các xã phường:

 Xã phường
 2006
 2007
 2008
 2009
 2010
 Tông số
TXuân Phú
 10
 7
 11
 11
 6
 45
Xuân Yên
 2
 3
 8
 0
 1
 14
X Thành
 8
 12
 4
 13
 8
 45
Xuân Đài
 2
 1
 6
 0
 6
 15
X Thọ 1
 5
 3
 4
 2
 2
 16
X thọ 2
 11
 2
 5
 6
 1
 25
X Phương
 6
 8
 6
 2
 6
 28
X Cảnh
 5
 6
 3
 4
 2
 20
X Thịnh
 6
 10
 10
 11
 9
 46
X Hòa
 2
 1
 3
 0
 3
 9
X Lộc
 18
 22
 10
 19
 10
 79
X Bình
 7
 9
 8
 11
 11
 46
X Hải
 8
 11
 5
 8
 9
 41
X Lâm
 0
 4
 2
 3
 1
 10

 Nhận xét: Tình hình nhiễm lao ở các địa phương có sự khác biệt, xã Xuân Lộc số bệnh nhân mắc nhiều nhất 79 ca tương đương18% trong khi đó các xã phường khác như phường Xuân Thành 45 ca, xã Xuân Thịnh, Xuân Bình 46ca, Xuân Hải 41 ca.Qua bảng 2 chúng ta nhận thấy mức độ nhiễm lao ở các xã nầy gia tăng có thể là do mật độ dân số cao, dân cư đông đúc môi trường thuận lợi cho sự lây lan, tuy nhiên một số xã phường như Xuân Yên, Xuân Hòa, Xuân Lâm tỷ lệ mắc bệnh thấp vì các xã nầy dân số ít, nhà ở thưa cho nên sự lây nhiễm rất hạn chế.

Bảng 3: So sánh theo quý

năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tông số
Tỷlệ %
Quý I
 22
 21
 10
 24
 19
 96
21, 86
Quý II
 25
 33
 31
 25
 28
 142
32, 34
Quý III
 20
 26
 23
 22
 22
 113
25, 74
Quý IV
 23
 19
 21
 19
 6
 88
20, 04

Nhận xét: Theo sự so sánh các quý ở đây số bệnh nhân tăng nhiều ở quý 2 và quý 3
Chiếm tỷ lệ 32, 34%. Vì trong hai quý nầy thuộc về mùa Hạ và mùa Thu cho nên điều kiện thời tiếc, khí hậu, môi trường thuận lợi cho viêc lây nhiễm bệnh lao.

Bảng 4: So sánh giới tính và tuổi trên 40 –dưới 40

Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số
Tỷ lệ %
Nam
69
77
61
64
58
329
74, 94
Nữ
21
22
24
26
17
110
25, 05
< 40
34
40
21
27
21
143
32, 57
>40
56
59
64
63
54
296
67, 42

Nhân. Xét: qua nghiên cứu thì số bệnh nhân nam mắc bịnh cao hơn nữ điều nầy rất phù hợp, vì nam giới lao động nhiều tiếp xúc nhiều chất độc hại, bụi, khói thuốclá…dễ dàng cho sự phát triển bịnh nhiều hơn.
 -Đặc biệt lứa tuổi nhiễm bệnh trên 40 tuổi cũng rất cao do cơ thể giảm sức đề kháng, tiếp xúc quan hệ nhiều với môi trường xã hội.

Bảng 5: Mức độ nhiễm vi khuẩn qua các năm.

Năm
Số BN
BK3+
%
BK 2+
%
BK 1+
%
2006
 90
 16
17, 77
 18
20;00
 56
62, 22
2007
 99
 11
11, 11
 25
25, 25
 63
63, 63
2008
 85
 12
14, 11
 13
15, 29
 60
70, 58
2009
 90
 14
15, 55
 15
16, 66
 61
67, 77
2010
 75
 6
 8, 00
 12
16, 00
 57
76, 00
Tổng số
 439
 59
13, 43
 83
18, 90
 297
67, 65

Nhận xét: Qua xét nghiệm439 bệnh nhân có kết quả dương tính với BKchúng tôi nhận thấy tỷ lệ BK (1+) rất cao, trong khi số bệnh nhân nhiễm BK(3+) tương đối thấp, chứng tỏ mức độ bệnh nặng rất ít, điều đó khả năng hiểu biết của người dân cao.
Bảng 6: Kết quả điều trị.
Năm
 Số b.nhân
 Khỏi
 %
 Thất Bại
 %
 2006
 90
 88
 97, 77
 2
 02, 22
 2007
 99
 98
 98, 98
 1
 01, 00
 2008
 85
 85
 100, 00
 0
 00, 00
 2009
 90
 89
 98, 88
 1
 01, 11
 2010
 75
 75
 100
 0
 00, 00
 Tổng cộng
 439
 435
 99, 08
 4
 00, 91

Nhận xét: Qua 5 năm điều trị 439ca có xét nghiệm BK (+) theo phát đồ chuẩn của Bộ y tế, theo công thức 2SHRZ/6HE đối với bệnh nhân mới mắc thì sự thành công rất cao trên 99%, tuy nhiên một số bệnh nhân điều trị thất bại chiếm dưới 1%. Nguyên nhân là do chủ quan, ngại chích thuốc hoặc là đi khám nơi khác không nhận thuốc đầy đủ tiêm, uống thuốc dỡ dang
VI/ BÀN LUẬN: Từ 2006 -2010 số bệnh nhân được điều trị tại Thị xã Sông Cầu là: 439 ca.Bệnh phân bố đều ở các năm không có sự chênh lệch, chứng tỏ tình hình bệnh vẫn còn rải rác các địa phương. Những địa phương có tỷ lệ mắc bệnh cao thường ở những nơi dân cư đông đúc như: Xuân Lộc 79%, Xuân Thịnh 46%, Xuân Thành 45%.
  -Bệnh tăng theo các quý II, III do những mùa nầy khí hậu, môi trường thuận lợi cho việc lây nhiễm bệnh
  -Đối với giới tính thì tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, vì trong cuộc sống nam giới thường xuyên tiếp xúc nhiều nguồn lây truyền nhiều hơn nữ, đặc biệt những người lao động chân tay và kinh tế thấp.
Bên cạnh lứa tuổi.càng lớn thì sự nhiễm bệnh càng cao, ở đây chúng tôi chọn lứa tuổi trên 40 và dưới 40 để khảo sát, vì lứa tuổi nầy có đặc điểm tâm sinh lý hoàn chỉnh, nghiên cứu cho thấy tuổi trên 40 chiếm 67, 42% cao hơn tuổi dưới 40.
  -Về cận lâm sàng cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn BK(+) nhiều hơn BK(++), BK(+++) mục đích dánh giá mức độ nhiễm bịnh ở các địa phương để có hướng phát hiện sớm.
  -Kết quả điềutrị theo phát đồ chuẩn của bộ Y tế cho thấy khả năng đáp ứng rất cao chiếm tỷ lệ trên 99%, một số ca thất bại rất ít, chứng tỏ hiệu quả của công thức điều trị 2SHRZ/6HE rất phù hợp, thuận lợi và kịp thời cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN:
 -Bệnh lao phổi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp một trong những bệnh xã hội nguy hiểm làm thiệt hại sức khỏe, kinh tế cho mọi người thậm chí còn gây tử vong. Qua nghiên cứu tình hình lao phổi ở Thị Xã Sông Cầu mức độ nhiễm lao càng cao, tuy nhiên công tác phòng chống, phát hiện và điều trị kịp thời tỷ lệ thành công rất cao chiếm tỷ lệ >99%, vì vậy cần phải càng sớm và tích cực nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan cho cộng đồng đem lại sức khỏe cho mọi người tiếp tục lao động và xây dựng kinh tế gia đình góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
ĐÊ NGHỊ:
 - Tăng cường giáo dục toàn dân biết phòng chống bệnh lao, biết sự nguy hiểm của bịnh.
 -Tiêm chủng vaccin đầy đủ.
 - Khi nghi ngờ đến đến cơ sở Y tế khám, nếu mắc bịnh phải điều trị kịp thời đúng theo phát đồ. /.               
  Một vài hình ảnh film phổi điển hình:

   Xin chân thành cám ơn.

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét